Sơ đồ các tuyến Metro TP.HCM 2025: Cập nhật chi tiết

Hình ảnh tàu metro đang chạy trên cầu, với phông nền là các tòa nhà cao tầng và dòng sông, có chữ 'Metro Bến Thành - Suối Tiên' nổi bật

Tổng hợp sơ đồ các tuyến Metro TP.HCM mới nhất 2025. Lộ trình, tiến độ, thời gian vận hành. Xem ngay để nắm bắt hệ thống giao thông hiện đại nhất thành phố!

Tổng Quan Hệ Thống Metro TP.HCM 2025

Metro TP.HCM là dự án hạ tầng giao thông trọng điểm nhằm giảm ùn tắt. Phát triển Đô Thị bền vững. Theo quy hoạch đến năm 2025, thành phố có:

  • 8 tuyến Metro chính
  • 3 tuyến nhánh bổ trợ
  • Tổng chiều dài dự kiến: hơn 220 km
  • Trung tâm kết nối: khu vực chợ Bến Thành (Quận 1)

Hiện tại, Tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) là tuyến đầu tiên đã hoàn thiện và đi vào vận hành. Cùng cập nhật ngay Sơ đồ tuyến metro TP.HCM mới nhất nhé!

Sơ đồ các tuyến Metro TP.HCM – Cập nhật chi tiết

Sơ đồ tuyến metro có 8 tuyến metro chính và 3 tuyến nhánh, tổng chiều dài hơn 220 km, kết nối trung tâm với các khu vực ngoại thành và các tỉnh lân cận.
Sơ đồ tuyến Metro TP.HCM – Cập nhật chi tiết

Tuyến số 1: Bến Thành – Suối Tiên

  • Chiều dài: 19,7 km (gồm 2,6 km ngầm, 17,1 km trên cao)
  • Số ga: 14 ga (3 ga ngầm, 11 ga trên cao)
  • Trạng thái: Hoàn thành, đã vận hành từ 2025
  • Lộ trình chính: Bến Thành – Nhà hát Thành phố – Ba Son – Văn Thánh – Tân Cảng – Thảo Điền – An Phú – Rạch Chiếc – Phước Long – Bình Thái – Thủ Đức – Khu Công nghệ cao – Đại học Quốc gia TP.HCM – Bến xe Suối Tiên

Điểm nổi bật: Tuyến số 1 giúp kết nối trung tâm TP.HCM với khu Đông (TP. Thủ Đức). Rút ngắn thời gian di chuyển còn khoảng 30 phút.

Sơ đồ tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, dài 19,7km với 14 nhà ga, cập nhật năm 2025 tại TP.HCM
Lộ trình tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên

Tuyến số 2: Bến Thành – Tham Lương

  • Chiều dài: 11,3 km (chủ yếu ngầm)
  • Số ga: 11 ga (10 ngầm, 1 trên cao)
  • Lộ trình chính: Bến Thành – Dân Chủ – Hòa Hưng – Lê Thị Riêng – Phạm Văn Hai – Lăng Cha Cả – Bảy Hiền – Phạm Hồng Thái – Tân Bình – Tân Phú – Tham Lương

Điểm nổi bật: Tuyến số 2 tạo trục giao thông xương sống Đông Tây. Đi ngầm dưới lòng đất trung tâm thành phố.

 Bến Thành - Tham Lương, dài hơn 11km với 10 nhà ga, cập nhật năm 2025
Lộ trình tuyến số 2 Bến Thành – Tham Lương

Tuyến số 3A: Bến Thành – Tân Kiên

  • Chiều dài: 19,8 km
  • Lộ trình dự kiến: Bến Thành – Ba Tháng Hai – Hồng Bàng – Kinh Dương Vương – Bến xe Miền Tây – Quốc lộ 1A – Tân Kiên (huyện Bình Chánh)
Sơ đồ tuyến Metro số 3A TP.HCM Bến Thành - Tân Kiên, gồm các ga lớn như Cây Gõ, Bến xe Miền Tây, dài hơn 20km, cập nhật năm 2025
Lộ trình dự kiến tuyến số 3A Bến Thành – Tân Kiên

Sơ đồ tuyến metro số 3B: Cộng Hòa – Hiệp Bình Phước

  • Chiều dài: 12,2km km
  • Lộ trình dự kiến: Lộ trình của tuyến Metro 3B bắt đầu từ Ngã 6 Cộng Hòa đi qua trục đường Nguyễn Thị Minh Khai – Xô Viết Nghệ Tĩnh – Quốc lộ 13 và cuối cùng kết thúc tại ga Depot Hiệp Bình Phước (TP. Thủ Đức). 
Tuyến Metro số 3B được quy hoạch để kết nối khu Đông Sài Gòn (TP. Thủ Đức) với TP. Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương).
Lộ trình tuyến Metro số 3B Cộng Hòa – Hiệp Bình Phước

Sơ đồ tuyến metro số 4: Thạnh Xuân – Hiệp Phước

  • Chiều dài: 36,2 km
  • Lộ trình dự kiến: Thạnh Xuân – Quốc lộ 13 – Nguyễn Xí – Đinh Tiên Hoàng – Nguyễn Thị Minh Khai – Nguyễn Văn Cừ – Nguyễn Văn Linh – Khu đô thị Hiệp Phước
Tuyến Metro số 4 là một trong những tuyến Metro dài nhất trong hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM, đóng vai trò kết nối khu vực phía Bắc và phía Nam thành phố.
Lộ trình tuyến Metro số 4 Thạnh Xuân – Hiệp Phước

Sơ đồ tuyến metro số 4B: Công viên Gia Định – Công viên Hoàng Văn Thụ

  • Chiều dài: 3,2 km, toàn tuyến đi ngầm
  • Tuyến đường Metro số 4B có điểm bắt đầu là ga Công viên Gia Định, chạy theo lộ tuyến Nguyễn Thái Sơn – Hồng Hà – Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất – Trường Sơn – Công viên Hoàng Văn Thụ và kết thúc tại ga Lăng Cha Cả.
Bản đồ tuyến metro 4B với các điểm dừng: Sân bay Tân Sơn Nhất, Công viên Gia Định, Công viên Hoàng Văn Thụ, và Vòng xoay Lăng Cha Cả
Lộ trình tuyến Metro số 4B Công viên Gia Định – Công viên Hoàng Văn Thụ

Sơ đồ tuyến metro số 5: Ngã tư Bảy Hiền – Cầu Sài Gòn

  • Chiều dài: 23,4 km
  • Lộ trình chi tiết như sau: Bến xe Cần Giuộc mới – Quốc lộ 50 – Tùng Thiện Vương – Phù Đổng Thiên Vương – Lý Thường Kiệt – Hoàng Văn Thụ – Phan Đăng Lưu – Bạch Đằng – Điện Biên Phủ – cầu Sài Gòn. Trong đó có tất cả 16 ga ngầm và 6 ga trên cao. 
Lược đồ tuyến metro số 5, giai đoạn 1, từ Ngã Tư Bảy Hiền đến Cầu Sài Gòn, bao gồm các điểm dừng như Cây Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Văn Trỗi, và Hàng Xanh
Lộ trình tuyến Metro sô 5 Ngã tư Bảy Hiền – Cầu Sài Gòn

Sơ đồ tuyến metro số 6: Đầm Sen – Phú Lâm

  • Chiều dài: 6,8 km
  • Lộ trình chính bắt đầu từ khu vực Công viên Văn hóa Đầm Sen, đi qua các tuyến đường Bà Quẹo – Âu Cơ – Lũy Bán Bích – Tân Hòa Đông và kết thúc tại ga Vòng xoay Phú Lâm. 
Sơ đồ tuyến metro số 6, từ Bà Quẹo đến Vòng Xoay Phú Lâm, với các điểm dừng như Âu Cơ, Tân Phú, Hòa Bình, và Đầm Sen
Lộ trình tuyến Metro số 6 Đầm Sen – Phú Lâm

Lợi ích của tuyến Metro TP.HCM

Khi hệ thống metro TP.HCM đi vào hoạt động. Nó sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho thành phố, người dân và cả môi trường. Dưới đây là một số lợi ích chính:

1. Giảm ùn tắc giao thông

Một trong những lợi ích lớn nhất của hệ thống metro là giảm tải giao thông trên các tuyến đường bộ. TP.HCM hiện đang đối mặt với tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Đặc biệt là vào giờ cao điểm. Metro sẽ giúp phân tán lượng giao thông và giảm áp lực cho các con đường chính. Tạo sự thông thoáng hơn cho các phương tiện khác.

2. Tiết kiệm thời gian di chuyển

Với tốc độ nhanh và khả năng hoạt động độc lập khỏi các yếu tố giao thông mặt đất. Hệ thống metro sẽ giúp người dân tiết kiệm rất nhiều thời gian so với việc di chuyển bằng ô tô hay xe máy. Điều này đặc biệt có ích cho những người đi làm xa và cần di chuyển qua các khu vực đông đúc.

3. Cải thiện chất lượng không khí

Các phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là metro. Thường sử dụng năng lượng sạch và ít gây ô nhiễm không khí hơn so với các phương tiện giao thông cá nhân như xe máy và ô tô. Việc sử dụng metro sẽ giúp giảm phát thải khí CO2. Góp phần cải thiện chất lượng không khí tại TP.HCM.

4. Tiết kiệm chi phí vận hành

Hệ thống metro sẽ giúp giảm chi phí cho các loại phương tiện giao thông cá nhân như xăng dầu, bảo trì xe cộ, phí gửi xe, v.v. Người dân chỉ cần mua vé metro, giúp tiết kiệm chi phí và giảm sự phụ thuộc vào phương tiện cá nhân.

5. Tăng cường sự phát triển kinh tế

Metro sẽ mở ra cơ hội phát triển cho các khu vực lân cận các ga metro. Tạo ra sự phát triển đô thị, kéo theo việc xây dựng các trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, và các dự án bất động sản. Điều này không chỉ tạo ra nhiều cơ hội việc làm mà còn thúc đẩy nền kinh tế thành phố.

6. Phát triển hệ thống giao thông công cộng hiện đại

Việc triển khai hệ thống metro cũng giúp nâng cao chất lượng và sự hiện đại của giao thông công cộng tại TP.HCM. Hệ thống metro sẽ thay thế các phương tiện giao thông cũ kỹ, không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Đồng thời mang lại một dịch vụ vận chuyển tiện nghi và an toàn hơn.

7. Giảm ách tắc ở khu vực trung tâm

Với sự kết nối giữa các khu vực đông dân cư và các khu vực ngoại ô. Tuyến metro sẽ giúp giảm bớt ách tắc và phân tán lượng người từ các khu vực trung tâm ra ngoài. Giảm tình trạng quá tải tại các điểm như chợ Bến Thành, khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, v.v.

8. Hỗ trợ phát triển đô thị bền vững

Sự phát triển của hệ thống metro cũng đồng nghĩa với việc TP.HCM sẽ hướng tới mô hình đô thị bền vững hơn. Giao thông công cộng là một phần quan trọng trong việc xây dựng môi trường sống lành mạnh, giúp giảm ô nhiễm và tạo ra một đô thị thân thiện với người dân.

Hình ảnh tàu metro chạy trên cầu, với cảnh quan thành phố phía dưới, bao gồm đường phố, khu dân cư và cây xanh

Kết Luận

Năm 2025 là cột mốc quan trọng đối với mạng lưới TP.HCM. Với việc vận hành các tuyến Metro, thành phố đang tiến những bước vững chắc hướng tới một hệ thống giao thông công cộng hiện đại, tiện lợi và bền vững.
Việc cập nhật sơ đồ tuyến metro và theo dõi tiến độ sẽ giúp bạn đón đầu cơ hội di chuyển nhanh hơn. Đầu tư sinh lời hiệu quả trong tương lai gần.